Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Mẹ Việt kể chuyện cho con đi học ở Úc với nhiều điều bất ngờ
Một học sinh được giải Toán quốc tế cũng chỉ được vinh danh vài phút (không hề có tiền thưởng) trong khi một học sinh khác được giải thi đấu bóng bàn hay bơi lội cấp thành phố sẽ được tuyên dương nhiệt liệt trong các bản tin trên website của trường.

Cách đây hơn một tháng, khi đi họp phụ huynh cho con trai, chị Hoàng Hằng - Youtuber, giáo viên mầm non tại Úc được cô giáo của con thông báo, kỳ này điểm môn Văn viết (Tiếng Anh) của con bị tụt hạng so với trước. Cô giáo thẳng thắn góp ý với chị về những mặt con cần tập trung tiến bộ. Nhưng tất cả các góp ý đều mang tính xây dựng chứ không hề có một chữ chê bai hay hạ thấp học sinh.

Điều chị Hằng cảm động nhất chính là việc cô dặn chị về nói với con trai, trong bài giảng nếu có chỗ nào con chưa hiểu thì phải chủ động hỏi cô. Kể cả cô phải bỏ giờ ăn trưa để giảng giải cũng không ngại, và nhất là có học sinh “hỏi cùng một câu hỏi tới cả chục lần thì cô cũng sẽ kiên nhẫn giải thích cả chục lần cho đến khi nào hiểu mới thôi”.

Bà mẹ này cho rằng, mình chưa thấy thầy cô miêu tả học sinh bằng từ “dốt” bao giờ. Khi đánh giá, họ thường dùng những từ như “nỗ lực”, “cố gắng” chứ hiếm khi nào khen học sinh “thông minh”. Học sinh nào chưa đủ tự tin thì họ luôn khuyến khích em đó bằng những câu khen ngợi như: “Cô nhìn thấy em đã giơ tay phát biểu mấy lần trong tuần này, có vẻ như em đã tự tin hơn rất nhiều rồi đấy!”.

Để tiếp tục khuyến khích học sinh giơ tay phát biểu, thầy cô không bao giờ chỉ trích nếu như các em trả lời sai mà luôn động viên sự cố gắng của học sinh và giải thích cặn kẽ để giúp các em hiểu bài tốt hơn.

Phụ huynh không được phép biết số điện thoại của thầy cô, không có ngày nhà giáo

Chị Hằng cho rằng, ở trường học của con trai chị - một trường trung học ở thủ đô Canberra - sự riêng tư của mỗi cá nhân cũng vô cùng được chú trọng. Phụ huynh không được phép biết số điện thoại của thầy cô (để tránh việc gọi điện làm phiền thầy cô ngoài giờ học), nếu có chuyện muốn liên lạc với giáo viên thì phụ huynh phải thông qua nhà trường trước để xin email hoặc nhà trường sẽ chuyển giúp thông tin tới cho giáo viên.

Nhưng cũng chính vì sự “rõ ràng đâu ra đấy” này mà tình cảm cô trò ở Úc cũng không thắm thiết như ở Việt Nam, vì chẳng có ngày Nhà giáo, cũng không học sinh nào biết nhà thầy cô ở đâu để tới thăm hỏi. "Hồi con mình học Tiểu học thì còn có vài cơ hội gặp gỡ giáo viên vào giờ đi đón con để hỏi thăm tình hình học hành của con, nhưng từ khi con lên cấp 2 thì mình hoàn toàn chỉ liên lạc với thầy cô qua các buổi họp phụ huynh mà thôi", chị nói.

Trước buổi họp phụ huynh thì mỗi người sẽ vào mạng đăng ký một khung giờ riêng và sau đó được trao đổi với giáo viên trong khoảng 6 phút. Vì thời gian họp riêng biệt như thế nên nhà này sẽ không rõ được thông tin của nhà khác, không biết học sinh trong lớp ai giỏi hơn, ai kém hơn trừ khi nghe từ miệng của chính con mình. Mà các con cũng chỉ thỉnh thoảng mới biết điểm số của bạn bè thân thiết do các bạn tự nói ra, chứ không ai tò mò hỏi điểm của các bạn khác trong lớp.

Chính vì vậy mà các con chơi với nhau phần lớn là vô tư, không quan tâm hay ganh đua với điểm số của bạn; và phụ huynh có con học kém cũng không cảm thấy có gì phải tự ti khi gặp phụ huynh khác vì vấn đề điểm số không phải là thứ họ quan tâm nhất.

Điều gì được quan tâm ở trường trung học phổ thông?

Ở trường con trai chị, điều được quan tâm nhất chính là các hoạt động thể dục thể thao, âm nhạc, thuyết trình… Một học sinh được giải Toán quốc tế cũng chỉ được vinh danh vài phút (không hề có tiền thưởng) trong khi một học sinh khác được giải thi đấu bóng bàn hay bơi lội cấp thành phố sẽ được tuyên dương nhiệt liệt trong các bản tin trên website của trường. Tất nhiên công việc của thầy cô là dạy dỗ kiến thức cho học sinh, nhưng họ không lấy điểm số làm thước đo giá trị của thành công và tránh để xảy ra sự đối xử phân biệt giữa các học sinh vì lý do điểm số.

Lên đến lớp 11 và 12 thì có phần khác biệt vì đây mới là lúc học sinh thực sự tập trung cho học tập. Điểm số của hai năm này sẽ quyết định cho tương lai vào Đại học của các con (điểm vào Đại học ở Úc được tính trên thang điểm có tên là ATAR).

Khi bắt đầu vào học lớp 11, học sinh thường sẽ tự nghiên cứu để lựa chọn môn học phù hợp với ngành học mà học sinh quyết định đăng ký ở trường Đại học. Phần lớn học sinh sẽ lựa chọn 5 môn học, nhưng cũng có một số khác sẽ chọn học ít hơn hoặc nhiều hơn 5 môn. Đây là sự khác biệt lớn giữa nền giáo dục ở Úc và giáo dục tại Việt Nam, vì phần lớn học sinh ở tiểu bang chị ở (ACT) vào hai năm cuối trung học chỉ tập trung vào những môn học chủ đạo đã lựa chọn mà không cần đăng ký thêm những môn học không cần thiết.

Vì thang điểm ATAR được tính dựa trên điểm của học sinh trong suốt hai năm nên học sinh sẽ phải cố gắng đều đặn trong suốt quá trình học, tham gia đầy đủ các bài kiểm tra và nộp assignments. Điều này khiến học sinh nâng cao ý thức và nỗ lực học tập nếu như muốn đạt một thang điểm ATAR nhất định.

Và thời điểm này cũng chính là lúc mọi người được chứng kiến sự thay đổi đột ngột, có thể nói là “sốc” ở một số em học sinh. Những học sinh này trong suốt 10 năm trước đó học hành rất “lớt phớt”, chơi là chính học là phụ; nhưng khi vào lớp 11 thì bỗng dưng biến đổi thành một con người khác, tập trung vào học hành và tạo được những bước nhảy đột phá. Chính vì thế mà một số phụ huynh không ép con học trong những năm phổ thông mà chú trọng vào các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện thể chất và đưa con đi du lịch, bởi họ biết lúc nào là thời điểm cần thiết cho con họ dốc sức đạt tới một thang điểm nhất định để vào Đại học.

Xin cho con học “đúp lớp” rất khó; xử lý nạn bạo lực học đường theo từng độ tuổi

Theo chị Hằng, cũng một phần vì tư tưởng “không coi trọng điểm số” nên việc xin cho con học “đúp lớp” ở đây là việc rất khó. Được biết, vấn đề “đúp lớp” của học sinh có liên quan tới ngân sách tài trợ của chính phủ cho nhà trường nên việc học sinh không lên lớp sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu đã định, chứ không liên quan gì đến vấn đề thành tích cả.

Một vấn đề nổi bật nữa là việc bắt nạt ở học đường. Khi các em còn ở độ tuổi mẫu giáo hay tiểu học thì trong sân trường thỉnh thoảng vẫn vang lên tiếng khóc của các em bị bạn khác bắt nạt. Vậy thầy cô sẽ xử lý như thế nào?

Nếu là ở trường mẫu giáo, các cô ngoài việc giải thích cho các em hiểu về “cảm xúc” của người bị bắt nạt và khuyên các em nên đấm vào gối để giải tỏa cảm xúc thay vì đánh bạn; thì các cô còn sắp xếp các cuộc họp với phụ huynh để cùng giải quyết vấn đề một cách nhất quán.

Các cô không cổ vũ cho việc đánh lại bạn, nhưng cũng có lúc các cô cũng lờ đi không can thiệp, để cho các em tự giải quyết vấn đề; ví dụ như trong trường hợp một em nhỏ liên tục bị bắt nạt bỗng dưng vùng dậy phản kháng khiến kẻ bắt nạt phải bất ngờ chùn bước trước kẻ yếu thế hơn mình.

Ở trường phổ thông, khi các em đã lớn và có hiểu biết hơn thì nhà trường lại xử trí việc bắt nạt theo một cách khác, kiên quyết hơn và thậm chí phụ huynh có thể nhờ tới sự can thiệp của luật pháp. Có một học sinh lớp 10 ở trường của con chị Hằng đã phải nhận hậu quả sau khi liên tục bắt nạt một bạn cùng trường, đó là tuyệt đối phải giữ khoảng cách với người bị bắt nạt ít nhất là 20 mét theo lệnh cấm từ Tòa án trẻ em. Lệnh cấm này nhân đạo ở chỗ vẫn cho phép cho học sinh bắt nạt quyền được tới trường, nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho học sinh cần được bảo vệ.

Chị Hằng cho rằng, các nơi khác trên nước Úc có thể có phương pháp dạy và học khác nhau chứ không hoàn toàn như nhau. "Cũng có một số trường học ở những thành phố khác, ví dụ như Sydney chẳng hạn, lại hoạt động một cách khác hẳn so với trường học ở đây. Tức là lượng bài vở rất nhiều, ít thời gian cho thể thao hơn, giờ ra chơi phải "đi nhẹ, nói khẽ".

Hoặc là có những trường học không yêu cầu học sinh phải học quá nhiều, nhưng vì một số cha mẹ, chủ yếu là người châu Á muốn con phải vào được trường điểm của thành phố nên bắt con cái đi học thêm từ hồi lớp 2, lớp 3. Học bù đầu chẳng kém gì ở Việt Nam", chị Hằng chia sẻ.
DanQuyen.com (Theo phunuvietnam.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Đỗ xe sai vị trí, khi quay lại cô gái chứng kiến cảnh tượng hết hồn (14-05-2023)
    Hướng dẫn cách vệ sinh máy giặt tại nhà cực đơn giản (10-05-2023)
    Trùm đồ cổ từng sở hữu 3 tấn vàng là ai? (10-05-2023)
    Shark Bình và doanh nhân Đào Lan Hương hoàn tất thủ tục ly hôn (09-05-2023)
    Chồng cũ của ái nữ tỷ phú Singapore ngồi tù (09-05-2023)
    Mẹ chồng chăm cháu nội đau ốm để con dâu cũ nhẹ bước lấy chồng (08-05-2023)
    Đám cưới vắng cô dâu, chú rể vì 'bận đi làm' ở Trung Quốc (02-05-2023)
    Kiểu du lịch gây hại của giới siêu giàu (02-05-2023)
    Đến thăm con, nhìn bàn thờ nhà vợ cũ, tôi quỳ gối xin quay lại (02-05-2023)
    9 loại cây giúp ngủ ngon, nên đặt trong phòng ngủ (23-04-2023)
    Nơi cấm khách du lịch selfie (20-04-2023)
    Cô dâu Ấn Độ chết ngất vì món quà cưới của bạn trai cũ (06-04-2023)
    Cam kết với công ty không mang thai, nay lỡ có bầu thì phải làm sao? (30-03-2023)
    Cụ bà 71 tuổi bị đánh tử vong vì nhầm nhà dân là nhà nghỉ (30-03-2023)
    Đi đám cưới bạn thân, tôi tái mặt khi nhìn thấy chú rể (24-03-2023)
    Phát hiện con cá sấu dài 2,4m trốn trên gác mái nhà (23-03-2023)
    Ung thư di căn, người phụ nữ không chữa vì điều xúc động này (22-03-2023)
    Hàn Quốc: Ngày càng có nhiều phụ nữ ngoài 40 tuổi mới kết hôn lần đầu (20-03-2023)
    Tôi nghẹn ngào khi chồng nói lý do muốn được chăm sóc mẹ vợ (19-03-2023)
    Nợ 200 triệu sau một năm nghỉ việc văn phòng lương 30 triệu/ tháng (11-03-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152770643.